1. Các chứng chỉ tiếng Đức, cách thi tuyển và chi phí thi chứng chỉ?
Thi chứng chỉ tiếng Đức tại viện Goethe:
-
Thời gian: 1 tháng có 2 kỳ thi chứng chỉ tại HN, HCM, Đà Nẵng
-
Điều kiện thi: Nộp hồ sơ phải kèm hộ chiếu mới đc đky, đky thi khi đủ số lượng sẽ tổ chức thi
-
Hình thức thi: 4 kỹ năng riêng biệt: Nghe – Nói – Đọc – Viết. mỗi kỹ năng đóng lệ phí thi 1tri/1 kỹ năng. Trượt kỹ năng nào đóng lệ phí thi lại kỹ năng đó. Khi đạt điểm đủ 4 kỹ năng mới được cấp chứng chỉ.
-
Kết quả trả sau 1-2 tuần.
Thi chứng chỉ TELC:
-
Là tổ chức tại Đức có thẩm quyền cấp chứng chỉ tương đương Goethe, sẽ tổ chức thi tại những trung tâm đào tạo có uy tín và năng lực tại Việt Nam. Đề thi sẽ do người Đức mang đề từ Đức sang và trực tiếp coi thi và chấm điểm.
-
Hình thức thi: 2 điểm là NÓI và NGHE – ĐỌC – VIẾT, nếu đạt trên 60đ là đạt
-
Lệ phí thi tất cả các kỹ năng là 3tr500. Nếu trượt 1 kỹ năng sẽ đóng lại toàn bộ chi phí và thi lại.
-
Đề sẽ được lấy trong bộ đề, sẽ có sự thay đổi thứ tự câu hỏi. Nên sẽ ôn luyện trong bộ đề.
-
Kỳ thi không cố định, khi đủ số lượng đăng ký sẽ tổ chức thi (~ 100 bộ hồ sơ). Kết quả trả sau 3-6 tuần.
Thi chứng chỉ ÖSD:
-
Kỳ thi tiếng Đức ÖSD là chứng chỉ tiếng Đức của nước Áo do Đại học Hà Nội tổ chức (HANU), tương tự như của viện Goethe với trình độ từ A1 đến C2 theo chuẩn chung Châu Âu về ngôn ngữ (GER).
-
Hình thức thi: 4 kỹ năng riêng biệt: Nghe – Nói – Đọc – Viết
2. Khi học viên đặt chân đến nước Đức công ty sẽ hỗ trợ những gì?
-
Các bạn sẽ được hướng dẫn làm thủ tục nhập học
-
Đăng ký tạm trú, sắp xếp nhà ở
-
Mở tài khoản ngân hàng ở Đức
-
Thông báo lịch nhập học và hỗ trợ hòa nhập môi trường.
3. Tất cả các ngành nghề được ký hợp đồng 5 năm. Vậy nếu làm việc 3 năm mà nghỉ thì sao?
Theo luật của Đức thì học sinh sau khi tốt nghiệp chỉ cần cam kết làm việc 2 năm là được tự do chuyển đổi. Nhưng vẫn khuyên các bạn nên thực hiện ít nhất hết hợp đồng 5 năm. Bởi người Đức rất cần ở các bạn Việt Nam là tính kỷ luật và cam kết; cần cù và chỉn chu; tận tâm và cống hiến xây dựng nước Đức,… do đó nếu các bạn thực hiện hết hợp đồng 5 năm rất thuận lợi quá trình chuyển đổi xin việc công ty mới và tiếp tục ở lại nước Đức.
4. Mình có hình xăm đi DHN Đức được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đức tôn trọng quyền con người, kể cả hình xăm lộ các bạn có thể đăng ký bình thường. Tuy nhiên, trừ 1 trường hợp hình xăm chữ thập ngược (biểu tượng Đức quốc xã) thì hạn chế xăm lộ ngoài.
5. Mình không có bằng cấp 3 có đi được không?
Theo quy định, bạn cần có bằng tốt nghiệp THPT mới có thể đi du học nghề tại Đức. Nhưng nếu các bạn muốn tham gia ctrinh các bạn có thể tham gia học chương trình phổ thông tại các trung tâm GDTX kết hợp song song học tiếng Đức để rút ngắn thời gian.
6. Nếu học bạ cấp 3 của em điểm thấp quá có ảnh hưởng gì không?
Điểm học bạ không ảnh hưởng nhiều đến việc xin visa, quan trọng em tốt nghiệp cấp 3 chính thức và có khả năng tiếp thu ngoại ngữ thì hồ sơ của em có thể tham gia bình thường.
7. Trên 30 tuổi có tham gia được không?
Chương trình DHN Đức chấp nhận các bạn tuổi từ 18 - 49 tuổi.
Đối với các bạn tuổi cao bên tập đoàn sẽ có các lớp đánh giá lộ trình khả năng tiếp thu ngoại ngữ của các bạn như sau:
-
Giáo viên tiếng Đức sẽ có bài đánh giá sau 2 tuần bằng các bài kiểm tra để nhận biết khả năng các bạn có thể tiếp thu tiếp thu tiếng trong khoảng giai đoạn tiếng nào.
-
Sau 1 tháng sẽ có đánh giá tổng quát những bạn không có khả năng học tiếng sẽ từ chối đào tạo và hoàn lại chi phí đã nộp ban đầu (sau khi đã trừ các khoản phí phát sinh trong 1 tháng).
8. Sang Đức có được làm thêm không? Làm thêm quá giờ có bị ảnh hưởng gì không?
Ngoài thời gian học và thực hành tại công ty và nhà trường, bạn hoàn toàn có thể tham gia làm thêm tối đa 38h/tuần, trường sẽ giới thiệu việc làm thêm cho các bạn làm việc tại những cơ sở do trường liên kết, với thời gian làm việc không quá 10h/tuần, với mức lương 10 - 15€/h. Không nên làm thêm quá giờ vì việc làm thêm của bạn phải được sự chấp thuận của trường, nên tập trung vào học chuyên môn.
9. Trong thời gian học, tiền trợ cấp có bị đánh thuế không? Tiền chi tiêu sinh hoạt ra sao?
-
Trong số tiền trợ cấp từ 1.000-2.600€ (tùy ngành nghề) các bạn sẽ chi trả 4 loại bảo hiểm trong 20% tổng trợ cấp các bạn nhận được.
-
Ngoài ra mức chi phí sinh hoạt ở Đức khá thấp: ví dụ tiền thuê nhà/ktx tại Đông Đức khoảng 100-150€, Tây Đức khoảng 150-200€, ăn 100-150€, vé tàu xe 50€, còn lại các chi phí ăn uống, sinh hoạt,… Tùy theo từng doanh nghiệp có chỗ ở cho học sinh hay không. Có thể hỗ trợ 100%, 50% hay tùy theo.
10. Nếu đăng ký có A2 thì có được xin visa luôn không? Hay đc giảm phí hay không?
-
Nếu khi đăng ký các bạn có chứng chỉ A2 nhưng bên Công ty kiểm tra tiếng lại với giáo viên nước ngoài, nếu đạt A2 và muốn xin visa thì công ty hoàn toàn có thể tiến hành xin visa cho các bạn, nhưng khuyên các bạn nên học B1 trước tại Việt Nam để tiết kiệm khoản tiền chứng minh tài chính cũng như tiết kiệm thời gian sau khi sang Đức phải học B1 trong 6 tháng.
-
Ngoài ra, những bạn khi đăng ký đã hoàn thành các khóa đào tạo tiếng Đức hoặc có chứng chỉ tiếng A1-B2 thì sẽ được giảm chi phí học tiếng theo quy định lộ trình tại công ty.
11. Tiền thuế - bảo hiểm đã nộp bên Đức, sau khi về nước học viên có được nhận lại không?
Theo quy định pháp luật, các khoản thuế - bảo hiểm các bạn đã đóng trong quá trình làm việc sẽ được nhận lại sau một khoảng thời gian làm việc cố định, hoặc kết thúc hợp đồng làm việc đúng quy định, các bạn sẽ được 1 khoản hỗ trợ nhất định. Nhưng nếu các bạn hủy ngang giữa chừng thì khó khăn trong việc nhận lại tiền hỗ trợ.
12. Em được chọn vùng, chọn trường học không?
Câu trả lời là CÓ. Nếu em có người thân, người quen tại Đức, muốn học 1 trường chỉ định bên Đức và bang nhất định thì công ty hoàn toàn có thể liên hệ trường và đăng ký cho em tại trường đó và những trường lân cận. Nhưng sẽ không đảm bảo mức trợ cấp như đã cam kết mà do trường quy định.
13. DHN Đức là nhập học theo kỳ hay như thế nào?
Tại Đức có 2 kỳ học chính là kỳ tháng 3 và kỳ tháng 9, nên nếu xác định đi kỳ nào nên hoàn thành khóa học tiếng Đức theo quy định về thời gian và năng lực. Công ty sẽ gửi em lộ trình học từng thời điểm đăng ký của các bạn để đưa ra lịch học cụ thể nhất.
14. Lộ trình học của chương trình lái tàu như nào?
Đối với nghề lái tàu các bạn bắt buộc phải học chứng chỉ nền 6 tháng tại trường Cao đẳng nghề đường sắt VN. Khi các bạn đăng ký chương trình, các bạn sẽ được ký hợp đồng chính thức với Tập đoàn đường sắt MEV (CHLB Đức) – mới đủ điều kiện học chứng chỉ nền.
Trong 6 tháng học các bạn sẽ có 4 tháng thực hành thực tế trên tàu và học tiếng song song trình độ A2 trên tàu bằng hình thức học online, hoặc sẽ có giảng viên sang trường đào tạo.
Sau đó các bạn được đào tạo trình độ B1-B2 tại trung tâm những tháng tiếp theo đúng lộ trình.
15. Trong quá trình học muốn về nước có được không?
Có. Trong thời gian học, 1 năm các bạn sẽ có những kỳ nghỉ dài ngày và nghỉ phép, các bạn sẽ xin phép về VN theo quy định và được sự đồng ý của nhà trường. Tránh trường hợp nghỉ quá số ngày quy định trên 20 ngày các bạn sẽ bị cho là bỏ trốn.
16. Trường hợp không ra được visa thì xử lý sao?
Có rất nhiều lỗi không xin được visa:
-
Hồ sơ không chuẩn
-
Thương hiệu Công ty không uy tín
-
Test trình độ tiếng học viên không đạt
Nên sẽ xem lỗi do phía Công ty hay do phía học viên, sẽ có hướng xử lý thỏa đáng (trong trường hợp lỗi đại công ty, công ty sẽ là hồ sơ, dịch thuật đến khi ra được visa, trường hợp lỗi phỏng vấn không đạt của học viên, sẽ sắp xếp xin lại số thứ tự phỏng vấn tại ĐSQ đến khi đạt yêu cầu).
17. Cần những gì để có thể nhập học tại trường nghề của Đức?
Học sinh phải được ký hợp đồng học nghề (Ausbildungsvertrag) với một doanh nghiệp của Đức ngành mà mình muốn học. Đây là học thực hành nghề.
-
Học sinh ký hợp đồng học lý thuyết (Schul Vetrag) với một trường học về lý thuyết ngành mình muốn học. Đây là học lý thuyết nghề.
-
Học sinh phải đạt chứng chỉ tiếng Đức A2-B2 để theo học. Có thể học tại Việt Nam hoặc CHLB Đức. Nếu tại CHLB Đức cần một HĐ học tiếng và sẽ sang học tiếng trước 6 tháng tùy theo yêu cầu ctrinh.
18. Đối tác Đức cụ thể đứng ra tuyển dụng là một trường hay là một doanh nghiệp?
Doanh nghiệp thường là tổ chức đứng ra tuyển dụng, vì họ có kinh phí để trả lương học nghề, đứng ra xin cấp phép của bộ Lao Động Đức, có kinh phí để tài trợ cho khóa học tiếng B2 và học chuyên môn nghề tại Đức.
19. Học viên có được bảo lãnh người thân sang Đức không?
-
Khi bạn còn đang trong quá trình học bạn có thể bảo lãnh người thân sang với visa thăm thân ở lại không quá 3 tháng.
-
Khi đi làm có lương đủ chi trả thì được bảo lãnh vợ con sang Đức theo luật đoàn tụ gia đình, người được bảo lãnh có luôn quyền cư trú và lao động.
20. Sau 3 năm học nghề điều dưỡng tại Đức, có học tiếp lên ĐH được không? Điều kiện gì để được ở lại Đức học tiếp?
Đối với học viên có học lực tốt thì nhà trường sẽ hướng tới lựa chọn học thêm 2-3 năm hệ Đại học để lấy bằng cử nhân Quản trị điều dưỡng. Trong trường hợp này, mỗi trường sẽ có quy định về chính sách riêng, quan trọng là học viên phải thực sự giỏi và chăm chỉ.
21. Khi học viên ốm đau thì sao?
-
Khi ốm phải báo ngay cho nhà trường, doanh nghiệp cơ sở đào tạo ngay buổi sáng sớm. Nếu ốm quá 3 ngày phải có giấy xác nhận của bác sĩ.
-
Khi ốm kéo dài, doanh nghiệp cơ sở đào tạo vẫn trả lương tới 6 tuần, qua 6 tuần sẽ do hãng Bảo hiểm y tế chi trả (Krankengeld).
22. Nếu học không được thì sao?
Trong trường hợp ghi rõ thời gian học thử (Probezeit). Thông thường từ 2-4 hay 6 tháng. Nếu hợp đồng không ghi rõ thì hiệu lực theo luật quy định là 4 tuần.
-
Trong thời gian này hợp đồng có thể hủy bất cứ lúc nào nếu học sinh sai phạm
-
Hết thời hạn này học sinh phải tuân theo hết những gì những cam kết trong hợp đồng.
23. Khi có vấn đề nảy sinh với nơi làm việc và có bị phân biệt đối xử khác với người bản xứ không?
Học sinh được tôn trọng và đối xử, chế độ như người dân CHLB Đức.
-
Khi có bất đồng có thể liên lạc với chuyên viên tư vấn của Hiệp hội dạy nghề hoặc Hội đồng doanh nghiệp cơ sở đào tạo (Betriebsrat).
-
Khi học sinh nhận được giấy cảnh cáo (Abmahnung) cần phải xem xét lý do nhận được nó. Doanh nghiệp cơ sở đào tạo có quyền đuổi nếu đã nhận tới 2 giấy này.
24. Có được định cư tại Đức không? Thời gian bao lâu bạn có thể xin định cư tại Đức?
Có, bạn hoàn toàn có thể xin định cư tại Đức. Sau 5 năm tại Đức (3 năm học nghề + 2 năm làm việc) bạn được phép nộp đơn xin định cư dài hạn tại Đức. Sau 8 năm (3 năm học tập + 5 năm làm việc) được nhập quốc tịch Đức. Bạn được phép bảo lãnh vợ, chồng, con (dưới độ tuổi vị thành niên) sáng Đức theo luật đoàn tụ sau 2 năm.
25. Thời gian xin visa tại Đức sau bao lâu, có khi nào không gia hạn được visa không?
-
Trước khi xuất cảnh, Đại sứ quán Đức cấp cho các bạn visa tối đa 90 ngày. Sau đó đối với những bạn có A2 tại Việt Nam và học tiếng B1 tại Đức thì nhà trường sẽ phụ trách xin visa cho các bạn theo thời gian các bạn học tiếng B1.
-
Đối với trường hợp các bạn có B1 tại Việt Nam, sau đó công ty tiếp nhận sẽ hỗ trợ xin visa theo hợp đồng nghề 3 năm. Sau 3 năm đó các bạn sẽ tham gia kỳ thi và được cấp chứng chỉ làm việc lâu dài bên Đức.
-
Nếu các bạn không vi phạm pháp luật Đức, trốn ra ngoài,… thì hoàn toàn gia hạn visa bình thường.
26. Chứng chỉ tiếng Đức có hạn 1 năm, tính từ thời điểm thi tới khi nào?
Chứng chỉ tiếng Đức có thời hạn 1 năm tính từ thời điểm có kết quả đến khi ký hợp đồng với doanh nghiệp Đức. Thời gian có hợp đồng trước kỳ học thường 3 tháng.
Ví dụ: Bạn bay kỳ tháng 9/2025, bạn sẽ ký hợp đồng vào tháng 6/2025. Khi đó chứng chỉ tiếng Đức chỉ có hiệu lực khi bạn thi sau tháng 6/2023.
27. Học sinh đi hệ chuyển đổi bằng Điều dưỡng nhưng học sinh không học chuyên ngành điều dưỡng có đi được không?
-
Được, nếu em học chuyên ngành Dược, xét nghiệm, y tế,… trực thuộc các trường Đại học, Cao Đẳng Y tại Việt Nam, em hoàn toàn có thể tham gia diện điều dưỡng hệ chuyển đổi bằng.
-
Nếu bằng y sỹ, trung cấp thì không thể đăng ký hệ điều dưỡng chuyển đổi bằng.
28. Thời gian học B1 tại Đức, nếu không thi đỗ chứng chỉ B1 thì có cơ hội về sau không?
Sau 6 tháng học tiếng B1 tại Đức, các bạn sẽ được thi tối đa 3 lần chứng chỉ tiếng trong vòng 3 tháng, với chi phí thi 1 lần là 150euro/tháng. Hiện tại chưa có trường hợp nào thi quá 3 lần mà không đạt, nhưng nếu quá 3 lần không đạt thì các bạn sẽ được học lại và các bạn sẽ chịu chi phí phí học và chứng minh tài chính.
29. Học 3 năm trường nghề bên Đức học viên có được phép về Việt Nam làm việc không? Về Việt Nam thì sau này có quay lại Đức được không?
Sau khi tốt nghiệp 3 năm trường nghề, các bạn nên ở lại ký hợp đồng làm việc tối thiểu 2 năm với trường và công ty đó. Nếu về Việt Nam sau này các bạn sẽ khó quay lại Đức. Hàng năm các bạn vẫn có lịch nghỉ dài, nghỉ phép để về thăm gia đình tại Việt Nam.
30. Cấu trúc các đề thi chứng chỉ tiếng Đức
Cấu trúc đề thi tiếng Đức - GOETHE
|
Cấu trúc đề thi tiếng Đức - GOETHE |
Tổng điểm |
Đọc hiểu |
5 bài (65 phút) - Thường có 5 đoạn text ngắn - Đọc và lựa chọn đáp án |
105
|
Viết |
3 bài (60 phút) - Viêt 1 bức thư - Viết 1 đoạn văn thể hiện quan điểm về 1 chủ đề - Viết 1 bức thư |
100 |
Nghe hiểu |
4 bài (40 phút) - Nghe và chọn đáp án đúng/sai - Nghe và chọn đáp án a/b/c |
100 |
Nói giao tiếp |
- Thi theo cặp 15’ - 3 bài + Cùng lên kế hoạch cho 1 sự kiện nào đó + Thuyết trình về 1 chủ đề được bốc thăm + Feedback và đặt câu hỏi cho bài thuyết trình của bạn cặp và trả lời câu hỏi cho bài thuyết trình của mình. |
100
|
Cấu trúc đề thi tiếng Đức – ÖSD và TELC
|
ÖSD TELC |
|
Đọc hiểu
|
5 bài (90 phút) - Đọc hiểu (3 bài) + Chọn tiêu đề tương ứng với đoạn văn + Đọc và chọn đáp ứng phù hợp + Chọn quảng cáo phù hợp với tình huống - Từ vựng (2 bài) + Trắc nghiệm: điền từ phù hợp vào đoạn văn cho sẵn |
105 |
Viết
|
1 bài (40 phút): Viết Email 1 bài (30 phút): Viết 1 bức thư |
45 |
Nghe hiểu |
3 bài (30 phút): nghe và chọn đáp án đúng/sai |
75 |
Nói giao tiếp |
- Thi theo cặp (15 phút) - 3 bài + Làm quen với bạn thi qua việc đặt câu hỏi và trả lời + Nêu ý kiến của bản thân cho bạn thi về 1 chủ đề cho sẵn + Cùng bạn lên kế hoạch cho 1 sự kiện. |
75 |
31. UnikHr có các lớp học tiếng Đức online không?
Chương trình tại công ty UnikHR được kết hợp linh hoạt các hình thức học như học trực tiếp với giảng viên buổi sáng các ngày trong tuần, phụ đạo thêm online vào các buổi chiều trong tuần, và video lưu lại với từng buổi học để học viên chủ động học theo thời gian cá nhân nếu lỡ buổi hoặc ôn tập lại kiến thức. Ngoài ra, công ty UnikHR có hỗ trợ chỗ ở cho các bạn ở xa đến học tại trung tâm (tại HN).
32. Đi du học nghề vào thời gian nào là phù hợp?
Thời điểm đi du học nghề Đức phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quá trình chuẩn bị hồ sơ, yêu cầu về ngôn ngữ, và kỳ nhập học của các trường nghề tại Đức. Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng và các yếu tố cần xem xét để xác định thời điểm lý tưởng để đi du học nghề:
-
Kỳ nhập học của các trường nghề tại Đức
Hầu hết các trường nghề ở Đức có hai kỳ nhập học chính là tháng 3 và tháng 9. Tùy thuộc vào ngành nghề và trường học mà sinh viên chọn, một số trường có thể có kỳ nhập học khác hoặc bổ sung.
Kỳ nhập học tháng 9 thường là kỳ lớn hơn và có nhiều chương trình đào tạo mở hơn so với kỳ tháng 3.
Sinh viên cần theo dõi thông tin từ các trường để biết chính xác thời gian mở hồ sơ và thời gian nhập học của từng ngành nghề cụ thể.
-
Thời gian chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ: Sinh viên nên bắt đầu chuẩn bị hồ sơ ít nhất 6-12 tháng trước kỳ nhập học. Việc chuẩn bị bao gồm thu thập các giấy tờ cần thiết (bằng cấp, học bạ, CV, thư động lực), học và thi chứng chỉ tiếng Đức, và tìm kiếm hợp đồng đào tạo từ doanh nghiệp tại Đức.
Tìm kiếm doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo: Quá trình này có thể mất nhiều thời gian, vì vậy sinh viên nên bắt đầu tìm kiếm doanh nghiệp ít nhất 6 tháng trước kỳ nhập học để đảm bảo có đủ thời gian xử lý hồ sơ.
-
Thời gian học tiếng Đức
Học và thi tiếng Đức: Đạt chứng chỉ tiếng Đức B1 hoặc B2 là điều kiện quan trọng để du học nghề. Sinh viên có thể mất từ 6-12 tháng để học tiếng Đức từ cơ bản đến trình độ B1 hoặc B2. Vì vậy, sinh viên cần bắt đầu học tiếng Đức sớm, tốt nhất là trước khi chuẩn bị hồ sơ du học nghề.
Sau khi học tiếng Đức, sinh viên sẽ cần đăng ký và tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Đức như Goethe-Zertifikat, TestDaF hoặc Telc. Việc đăng ký thi và nhận kết quả cũng mất một khoảng thời gian, do đó sinh viên nên tính toán thời gian thi một cách kỹ lưỡng.
-
Thời gian xin visa du học nghề
Xin visa du học nghề: Thời gian xử lý hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Đức có thể mất từ 6-12 tuần, tùy vào từng trường hợp. Do đó, sinh viên cần nộp hồ sơ xin visa sớm, ít nhất 2-3 tháng trước ngày nhập học.
Chuẩn bị tài chính: Mở tài khoản phong tỏa và chứng minh tài chính có thể mất thêm thời gian, vì vậy cần hoàn tất các thủ tục này trước khi nộp hồ sơ xin visa.
-
Thời gian khai giảng khóa tiếng Đức tại Việt Nam
Nếu sinh viên chưa đạt đủ trình độ tiếng Đức, họ có thể tham gia các khóa học tiếng Đức tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ du học nghề. Các khóa học này thường khai giảng quanh năm, vì vậy sinh viên cần lập kế hoạch học tập sớm để có đủ thời gian đạt được trình độ yêu cầu.
-
Yếu tố cá nhân và tài chính
Sẵn sàng về tài chính: Sinh viên cần đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị đầy đủ về tài chính, bao gồm cả việc chứng minh tài chính (khoản tiền trong tài khoản phong tỏa), chi phí sinh hoạt tại Đức, và các khoản phí cần thiết khác. Thời điểm du học nghề phù hợp sẽ là khi sinh viên đã có sự chuẩn bị tài chính vững vàng.
Sự chuẩn bị cá nhân: Du học nghề là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống, do đó sinh viên cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, và kiến thức nền tảng tốt trước khi ra nước ngoài học tập và làm việc.
-
Thời gian tốt nghiệp THPT
Nếu bạn vừa tốt nghiệp THPT, thời điểm lý tưởng để bắt đầu du học nghề sẽ là sau khi hoàn tất chương trình tiếng Đức (đạt trình độ B1/B2) và hoàn tất các thủ tục hồ sơ, xin visa.
Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn có thể dành từ 6-12 tháng để chuẩn bị tiếng Đức và hoàn thiện hồ sơ du học nghề.
-
Tình hình thị trường lao động Đức
Tùy thuộc vào nhu cầu lao động tại Đức, một số ngành nghề có thể có nhiều cơ hội việc làm hơn vào các thời điểm khác nhau. Nếu bạn chọn những ngành nghề đang có nhu cầu lớn như điều dưỡng, cơ khí, công nghệ thông tin, thời điểm đi du học nghề sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng và chính sách lao động của Đức.
Tổng kết:
-
Kỳ nhập học: Sinh viên nên chọn thời điểm nhập học tháng 3 hoặc tháng 9, với kỳ tháng 9 thường phổ biến hơn.
-
Chuẩn bị trước 6-12 tháng: Bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, học tiếng Đức, và tìm kiếm doanh nghiệp sớm để đảm bảo không gặp trở ngại trong quá trình xin visa và nhập học.
-
Học tiếng Đức: Cần bắt đầu học tiếng Đức ít nhất 6-12 tháng trước khi nhập học để đạt đủ trình độ.
-
Tài chính và visa: Đảm bảo sẵn sàng về tài chính và có đủ thời gian để hoàn tất các thủ tục xin visa.
Với kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng và đúng thời điểm, sinh viên sẽ tăng khả năng thành công khi nộp hồ sơ và có thể bắt đầu hành trình du học nghề Đức một cách thuận lợi.
33. Công ty có hỗ trợ hội nhập cuộc sống khi sang bên Đức không?
Công ty UnikHR có học phần đào tạo pháp luật và hội nhập văn hoá Đức, bổ trợ kỹ năng sống trong lộ trình trọn gói, điều này giúp học viên tránh được những rủi ro khi ở đất khách quê người, xa người thân và không nắm chắc cuộc sống bên Đức. Bởi UnikHR hiểu rằng, nhiều học viên lựa chọn chương trình du học nghề Đức từ khi còn rất trẻ, mới tốt nghiệp THPT, nhiều kĩ năng và quan điểm của các bạn chưa thực sự trưởng thành, vì vậy, việc đồng hành với học viên là trách nhiệm và lí tưởng của công ty.
Đây là học phần không nhiều đơn vị chú trọng, nhưng với kinh nghiệm đúc rút được từ các bạn học viên, UnikHR đặt học phần hội nhập là trọng tâm trong lộ trình đào tạo với mục tiêu hỗ trợ học viên tốt nhất có thể.